“Mẹ ơi, con xin lỗi!” xuất hiện rất nhiều trên các blog trong mùa Vu lan năm nay, thể hiện phần nào tình cảm, lòng biết ơn và cả sự ân hận của những người con tuổi teen gửi đến mẹ mình

	Mẹ ơi, con xin lỗi!

Mẹ ơi, con xin lỗi!

“Mẹ ơi, con xin lỗi!” xuất hiện rất nhiều trên các blog trong mùa Vu lan năm nay, thể hiện phần nào tình cảm, lòng biết ơn và cả sự ân hận của những người con tuổi teen gửi đến mẹ mình

Tự dưng tôi cảm thấy giận mình kinh khủng. Tôi hối hận quá. Mẹ đã gian khổ biết bao mà phận làm con tôi không hiểu hết cho mẹ, còn giận mẹ nữa. Con xin lỗi mẹ. Mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất của chúng con!”. Những dòng chữ được viết trên blog của một cô gái sinh năm 1994 với nickname B-u-o-n-q-u-a khi cô nhận ra mình thật vô tâm trước sự yêu thương, chăm lo của mẹ.

Chỉ khi cầm trong tay số tiền ít ỏi đi mua bánh mì, cô bé mới biết rằng giá bánh mì đã tăng lên chứ không còn như xưa. Thiếu tiền, cô bé không mua được ổ bánh mì, trên đường về nhà, cô trào nước mắt và chỉ nghĩ đến mẹ. Bởi hằng ngày, nhìn vào mâm cơm, cô bé luôn càu nhàu: “Ngày nào cũng ăn có bao nhiêu vậy mẹ, con ngán quá à!”. “Thôi con ráng ăn đi, ngày mai mẹ sẽ mua thứ khác. Giá cả leo thang lắm, mẹ còn phải để dành tiền lo cho con học đại học nữa chứ”. Chưa nghe mẹ nói hết, cô bé đã chạy vào phòng đóng cửa lại và giận mẹ với ý nghĩ mẹ chẳng thương mình. Chỉ đến khi đi mua bánh mì, cô bé mới vỡ lẽ: “Có lẽ tôi ít đi chợ nên không hiểu cho mẹ. Mẹ đã nói giá cả leo thang mà tôi đâu có hay. Thương mẹ quá. Chắc ngày nào mẹ cũng đắn đo suy nghĩ rất nhiều để bảo đảm bữa ăn cho gia đình. Mẹ luôn lo lắng không đủ tiền cho tôi ăn học, thế mà...”. Những dòng tâm sự cảm động của em gái này đã khiến cho nhiều blogger phải rơi nước mắt.

Đối với lứa tuổi học trò, để nói với mẹ lời xin lỗi trực tiếp thật khó, bởi vậy, nhiều em đã viết những dòng nhật ký trên mạng để bày tỏ tình yêu thương, lòng biết ơn và cả nỗi ân hận vì đã làm những việc có lỗi với mẹ. Trên blog của mình, nickname Bongct, 18 tuổi, viết: “Không phải hôm nay là ngày đầu tiên con ngồi nghĩ lại những gì mẹ đã làm cho con. Hôm nay, không phải lần đầu con ngắm nhìn mẹ. Mẹ biết không, con cảm thấy có lỗi với mẹ vô cùng. Những lần con đi chơi về muộn, mẹ đều thức chờ con. Mẹ ơi! Con xin lỗi. Lời xin lỗi này của con có quá muộn không hả mẹ?”. Một em có nickname Maimai_2222 viết: “Mẹ ơi, mẹ hãy tin con sẽ thay đổi, không làm mẹ buồn nữa dù những dòng tâm sự này của con chắc mẹ sẽ không bao giờ đọc được. Mẹ là tất cả của con, con không biết sẽ về đâu nếu không có mẹ...”.

Thật cảm động khi có em sợ một ngày nào đó sẽ không còn mẹ, sẽ không được cùng mẹ bước tiếp trên đường đời. Trên diễn đàn Cộng đồng teen Việt, một em tên Luân (nickname Mono) đã tâm sự: “Mẹ cực khổ kiếm tiền, lo cho gia đình miếng ăn giấc ngủ, còn chúng ta sáng dậy là mẹ ơi cho con tiền đi học, cái gì mới là mẹ ơi mua cho con... Một lần thấy mẹ khóc, tôi rất xúc động tự trách mình đã quá vô tâm. Mẹ là chỗ dựa vững chắc, nhưng một ngày nào đó, không còn mẹ nữa cuộc sống có êm ả như vậy hay không?”. Chia sẻ tâm sự này, có rất nhiều em thừa nhận đã vô tâm với mẹ và câu nói “con yêu mẹ” dù các em rất muốn nói nhưng vẫn chưa thể nói bằng lời. 

Gia Thùy(NLD)


Về Menu

Mẹ ơi, con xin lỗi!

Ä Ã y Đọc kinh huyen dieu vo uu 四重恩是哪四重 Kinh NIKAYA Quán tâm không sinh không diệt Thiên 5 nguyên tắc để trở thành bậc cha mẹ vạn vật đều có linh an chay Đổ xô ăn chay trong mùa Vu lan chọn น ทานอ สป Mộc dục tượng trụ đẻ Về quê nhớ cái hàng rào Ngàn sen Lễ húy kỵ lần thứ 142 của cố cốt quật tự golgul temple quan diem cua nguoi phat tu ve ham nong toan 18 tổ già da xá đa 彌勒下生經 科判表 hoai linh va nhung nghe sy co duyen voi dao phat Bàn tay mẹ du già Nhục thân hòa thượng gốc Việt trên niet ban quẠCúm và những câu hỏi nóng bỏng cach day con qua buc thu cua mot nguoi me luon ton tái sinh ý nghĩa của sự giác ngộ ngo tai sinh y nghia cua su giac ngo Nhiều lợi ích khi ăn lê thường xuyên ngôi chùa cổ còn lại to su Lá thư không gửi duc phat va su dong gop cua ngai cho nen hoa binh nhung dieu phat tu da ket hon va chuan bi ket ß van vat deu co linh già o 回向文 福智 ngay mû² 佛教与佛教中国化 Thương Lịch